QUAN ĐIỂM VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP | OK FURNITURE
Văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức về quản tri của nhân loại, làm cho những vấn đề lý luận về văn hóa quản lý trở nên thực tế, gần gũi và dễ dàng vận dụng hơn đối với những người đi sau.
Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) là bao gồm tất cả những thái độ, niềm tin, giá trị văn hoá được xây dựng trong quá trình phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp cũng chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp là tài sản không thể thay thế
Thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp rất đặc trưng của mình. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi và không còn đất để tồn tại xoá bỏ sự lề mề trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp…
- Những lời khuyên khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
- Chú trọng vào thế giới của những đối thủ cạnh tranh, vào khách hàng vào những thay đổi mang tính xã hội thay vì tập trung vào thế giới văn phòng, đôi khi chỉ dành những nỗ lực vô ích cho các nghi thức và những thủ tục.
- Hãy giảm số lượng các cấp quản lý từ cao xuống thấp trong công ty.
- Hãy thành lập các nhóm tạm thời chỉ bao gồm những người thực hiện có liên quan để giải quyết các vấn đề chuyên biệt, rồi giải tán họ sau khi nhiệm vụ hoàn thành.
- Đừng lãng phí quá nhiều thời gian vào việc phân tích, nghiên cứu, bàn bạc và lên kế hoạch. Hãy dành thời gian và đặt thời gian cho việc ra quyết định một vấn đề nào đó.
- Yêu cầu các nhà quản lý và các cá nhân có trách nhiệm dành thời gian cho những việc thực sự với nhân viên, khách hàng và báo cáo những gì họ đã làm.
- Coi tất cả các văn bản lập nên bao gồm cả báo cáo về ngân quỹ, chỉ đơn giản là những trang giấy trắng với vài vệt mực đen trên đó, những tờ giấy đó sẽ không đem lại lợi ích gì trừ phi chúng có những thông tin mang lại những quyết định thực hiện hoặc tạm ngừng một hoạt động có ý nghĩa nào và những văn bản này có thể thay đổi được.
- Nên tránh những luật lệ cứng nhắc và các cẩm nang chỉ dẫn nặng nề vốn hay được dựng lên để điều tiết những chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống doanh nghiệp và trong quan hệ khách hàng, thay vào đó hãy dựa vào những bộ giá trị doanh nghiệp đã được mọi nhân viên thấm nhuần và chấp thuận để điều chỉnh các hoạt động.
- Hãy là một trí thức thực sự. Hãy đánh giá các ý kiến dựa vào giá trị thực của chúng hơn là dựa trên các mối quan hệ, địa vị hay thành tích của những người đề đạt chúng và khuyến khích mọi người trình bày ý kiến trực tiếp cho lãnh đạo cấp cao.
- Hãy giao cho nhũng người làm nhiệm vụ quản lý giải quyết một số vấn đề thuộc những lĩnh vực khác nhau thay vì những lĩnh vực thuộc trách nhiệm trực tiếp của họ và tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội được học hỏi những kinh nghiệm của người khác. Kết quả đem lại sẽ là tinh thần học hỏi trong công việc, sự cảm thông và tình đoàn kết được nâng cao.
- Hãy tập trung vào bản chất của vấn đề thay vi những điều tất yếu.
- Mười một, phải có một kế hoạch chiến lược tổng thể, thay vì một kế hoạch hay những phương hướng chung chung trong đài hạn. Hãy sử dụng kế hoạch chiến lược đó như một chuẩn mực chứ không phải kinh thánh, sau đó vận dụng một cách nhanh nhẹn và linh hoạt các hoạt động trong phạm vi của kế hoạch đó.
- Mười hai, để có được một vị trí rõ ràng và chấp nhận được trên thị trường, doanh nghiệp phải chuẩn bị tinh thần bỏ qua một số cơ hội sinh lời và rồi bỏ những phân đoạn thị trường không quan trọng.
- Mười ba, phải khiêm tốn, dễ gần và có đạo đức. Hãy lãnh đạo bằng sự tận tụy, không được tham lam, vun vén cho cá nhân, không phân biệt đối xử, hãy công bằng, chắc chắn, nhưng đừng bao giờ nhỏ mọn, hãy vui vẻ, gần gũi với mọi người, biết tha thứ lỗi lầm, chấp nhận mạo hiểm và chia sẻ những hy sinh.
- Mười bốn, phải luôn nhớ rằng sứ mạng của các tập đoàn cung cấp là phục vụ mọi người ở tuyên sau, chứ không phải ở phía sau.
CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP “TỆ HẠI”
- Yếu tố giao tiếp kém
Vấn đề giao tiếp rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, các công ty phải đảm bảo những lãnh đạo từ mọi cấp độ đều luôn duy trì sự giao tiếp với nhân viên. Việc này nhằm để truyền đạt giá trị, tầm nhìn, định hướng và mục tiêu của công ty đến mọi người.
Đồng thời, việc thông báo trước về những thay đổi lớn để nhân viên hiểu đầy đủ các quá trình đang diễn ra. Việc này sẽ tạo cho nhân viên cảm giác họ được tôn trọng và có tiếng nói trong doanh nghiệp.
- Nhân viên “TỆ”
Theo một nghiên cứu của Harvard Business School cho thấy rằng mỗi nhân viên tệ hại có thể sẽ gây thiệt hại lên đến 12.000 USD chi phí doanh thu của doanh nghiệp. Các nhân viên tiếp xúc với một nhân tố “độc hại” có nguy cơ bị sa thải đến 46% bởi các hành vi sai trái của mình. Hơn thế nữa, nó còn dễ dẫn đến sự lây lan các hành vị độc hại sang các phần còn lại.
Do đó, khi tuyển dụng nhân sự, ngoài việc tìm kiếm ứng viên có kỹ năng, kỹ thuật tốt, nhà lãnh đạo nên chú ý người đó có phù hợp với các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp đang xây dựng hay không.
- Chỉ chú trọng vào lợi nhuận
Lãnh đạo doanh nghiệp mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận dễ đẩy nhân viên đến các hành vi kinh doanh phi đạo đức. Minh chứng rõ của điều này thể hiện qua một số vụ đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, bao gồm bê bối của Volkswagen, Toshiba, Zenefits, ngân hàng ANZ, ngân hàng Well Fargo… Tất cả đều do chạy theo doanh số và dẫn đến các hành vi kinh doanh phi đạo đức.
Bởi vậy ngoài việc quan tâm đến văn hoá doanh nghiệp bao gồm những yếu tố gì thì các bạn cũng cần phải lưu ý đến các yếu tố có khả năng gây đến một nền văn hoá doanh nghiệp tệ hại để tránh đi theo những vết xe đổ.
- Yếu tố chống lại sự đổi mới
Trong thời buổi hiện đại, mọi thứ đều luôn cập nhật nhanh chóng. Do đó, đổi mới là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Những cụm từ như “chúng tôi luôn làm theo cách này”, “đây không phải là vấn đề của tôi”, “mọi thứ vẫn ổn và không có gì cần thay đổi”… sẽ là rào cản của sự tiến bộ trong tương lai.